Tích hợp giáo dục môi trường và biến đổi khí hậu qua dạy học sinh học cấp độ tổ chức sống Quần xã – Hệ sinh thái, sinh học 12
11:10:00 |
Năm 1980, “Chiến lược bảo tồn thế giới” do chương trình môi trường của
Liên Hợp Quốc (UNEP), Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và quỹ bảo
tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đưa ra đã đề cập đến “thuật ngữ phát triển bền
vững”, tuy nhiên mới chỉ nhấn mạnh nó ở góc độ bền vững sinh thái bảo tồn tài
nguyên sinh vật. Năm 2002 hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững
được tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi) đánh dấu mốc quan trọng của loài người
trong nỗ lực tiến tới mục tiêu PTBV toàn cầu. Lúc này thì khái niệm PTBV đã được
hiểu một cách đầy đủ, toàn diện đó là: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển
có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển là phát triển
kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống con
người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ tương lai”.
Theo Klein và cộng sự (2005), Ahmad (2009), việc “lồng ghép các vấn đề
BĐKH” được đề cập đầu tiên tại Hội nghị quốc tế về PTBV. Theo Sathaye và cộng
sự (2007), Ahmad (2009), lồng ghép các vấn đề BĐKH được coi là yếu tố quan
trọng để thiết kế một chính sách có hiệu quả nhằm đạt được cả lợi ích kinh tế và
ứng phó với BĐKH (dẫn theo Lên Văn Khoa và cộng sự, 2012).
Theo A.Bonifacio, Y.Takeuchi và R.Shaw (2010), khi xuất hiện sự quan tâm
tới những tác động hiện tại và tiềm tàng của biến đổi khí hậu tới điều kiện giáo dục
và học tập, cũng xác định rõ ràng rằng giáo dục chính qui và không chính qui, từ
bậc tiểu học tới trung học và giáo dục cho người lớn có một vai trò quan trọng để
giải quyết những vấn đề này. Giáo dục được công nhận như bước đi đầu tiên để
tăng khả năng chịu đựng tới những tác động hiện tại và tiềm tàng của biến đổi khí
hậu tới giáo dục và học tập...
Tải về để xem đầy đủ: Bấm vào đây để tải về
Hướng dẫn download